Thomas Muller: Siêu cầu thủ bị thế giới lãng quên

“Kẻ đánh cắp không gian” là sự cô đọng, súc tích nói về Thomas Muller. Thế nhưng, bất chấp tài năng quái kiệt của mình, anh đang dần bị thế giới lãng quên.

Thomas Muller sinh ngày 13 – 9 – 2989 tại Weilheim – một ngôi làng nhỏ ở Oberbayern phía tây nước Đức. Tuy nhiên, anh lại lớn lên ở Pahl, ngôi làng cạnh nơi anh sinh ra.

Anh cũng có một người em trai, nhưng ít khi được nhắc đến. Thậm chí những thông tin khác của anh cũng ít được báo chí săn tin. Tuy nhiên, điều này có vẻ không quá quan trọng khi sự nghiệp của anh mới là điều chúng ta nên nhắc đến nhiều hơn.

Anh gia nhập học viện bóng đá của Bayern Munich năm 2000 và từ đó liên tiếp trưởng thành quá các cấp độ để được đứng trong đội hình U-19 Bundesliga năm 2007. Một năm sau, Thomas Muller có mặt trong đội hình dự bị trước khi đặt bút ký hợp đồng chính thức với đội một năm 2009. Trước thềm mùa giải 2009/10, Muller suýt chút đã được đem đi cho mượn nhưng Louis Van Gaal đã kịp thời giữ anh ở lại.

Chàng trai 19 tuổi có vẻ ngoài hiền lành này lại là người góp công vào chiến thắng 7-1 giòn giã trước Sporting Libson vòng 1/16 khuôn khổ UEFA Champion League 2009. Hình ảnh Thomas Muller quỳ gối trên mặt sân cỏ Alianz Arena cùng Mark van Bommel và Daniel van Buyten đã trở thành một dấu mốc quan trọng của riêng tiền đạo xứ Bavaria. 10 năm sau ngày đầu tiên đặt chân lên đấu trường cao nhất châu lục, Muller chơi hơn 105 trận và ghi đến 42 bàn.

Đến tháng 2/2009, anh chính thức được gia nhập đội hình chơi chuyên nghiệp của câu lạc bộ. Trong trận ra mắt Championship League anh có trận đấu với Bundesliga, Sporting CP anh được ghi tên trong danh sách dự bị. Nhưng mỗi lần ra sân của anh cũng đều có những đột phá quan trọng. Là một tân binh xuất sắc trong mùa giải 2009-10 với 13 bàn thắng và 10 pha kiến tạo tuyệt vời.

Trong khoảng tháng 9/2009, anh từng ghi 2 bàn vào khung thành của Borussia Dortmund và 2 bàn vào khung thành của Maccabi Haif và giành được danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong tháng. Tháng 3/2010 là trận bóng đầu tiên của anh với đội tuyển Đức, với vị trí dự bị cho cầu thủ Toni Kroos đội bóng của anh đã để thua Argentina 1 bàn với tỷ số 0:1.

Sau khi cùng Bayern Munich giành chức vô địch quốc nội và cúp quốc gia 2009/10, Thomas Muller được huấn luyện viên Joachim Loew triệu tập lên tuyển quốc gia để đến Nam Phi tham dự World Cup 2010. Tuyển quốc gia là nơi tập hợp những cái tên ‘cộm cáng’ nhất và nhất là khi Thomas Muller có cơ hội sát cánh cùng với Lukas Podolski hay Miroslav Klose. Đức giành được 6 điểm tại vòng bảng, trong đó Muller ghi bàn thắng đầu tiên tại World Cup vào lưới của Úc ngay ngày ra quân.

Không những không bị áp lực khi được chơi cùng chân sút chủ lực Klose, Thomas Muller tỏ ra mình không hề kém cạnh với người tiền bối khi liên tục nổ súng trong các lượt trận loại trực tiếp. Đức dừng bước trước một Tây Ban Nha quá ‘kinh hoàng’ về đẳng cấp và tài năng nhưng cũng kịp giành được tấm huy chương đồng khi đối đầu với Uruguay. Thomas Muller thậm chí còn xếp trên cả David Villa và Wesley Sneijer ở hạng mục Chiếc giày vàng và giành thêm giải thưởng Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất giải đấu.

Kể từ chiến tích cá nhân đáng nể ấy tại Nam Phi, Muller luôn là con át bích trong tray các đời huấn luyện viên. 4 năm sau cũng trên sân Allianz Arena, Thomas Muller khiến Barca ôm hận bằng một cú đúp và kết liễu đối thủ bằng cú đánh đầu ấn định chiến thắng 7-0 tổng hai lượt trận tại Nou Camp. Đối thủ của Bayern tại trận chung kết không ai xa lạ mà lại chính là đại kình địch Dortmund – kẻ đã hạ đo ván Real bằng lối chơi tấn công đẹp mắt. Tuy nhiên, Bayern Munich mới là kẻ bản lĩnh hơn trong 90 phút, và Muller đã lần đầu tiên được nâng cao chiếc cúp tai to.

Sau khi cùng đội bóng vô địch Bundesliga mùa 2013/14, Thomas Muller tiếp tục tham dự một VCK World Cup – Brazil 2014. Giải đấu này là nơi chứng minh rõ ràng nhất về phong cách thi đấu hiếm có của Thomas Muller – một Ramdeuter chính hiệu. 84 km là tổng quãng đường mà Muller di chuyển trong suốt chiến dịch – nhiều hơn bất kỳ cầu thủ nào và hơn tổng quãng đường hai chặng marathon cộng lại. Ngay cả Xavi – linh hồn tuyến giữa của Tây Ban Nha cũng phải xếp sau Muller với thành tích kém hơn 4km tại Nam Phi 2010. Bên cạnh đó, Muller cũng đứng trong top cầu thủ có nhiều đường chuyền nhất với 221 đường chuyền thành công.

Thomas Muller cũng đi vào lịch sử bóng đá thế giới với tư cách là cầu thủ thứ ba ghi được 5 bàn thắng trong mỗi kỳ World Cup mà trước đó là Teofilo Cubillas (1970 & 1978) – chân sút vĩ đại nhất Peru và Miroslav Klose (2002 & 2006). Sau khi trở về Đức, Muller tiếp tục đặt bút ký hợp đồng với Bayern Munich với thời hạn đến 2019, tiếp tục đóng góp đáng kể vào hành trình bá vương của đội bóng tại Bundesliga.

Dù vẫn tỏa sáng đều đặn tại giải quốc nội, thế nhưng tại Euro 2016 và World Cup 2018 Thomas Muller đã không thể hiện được gì nhiều. Điều này dẫn đến một cuộc ‘xét lại’ có mưu đồ của báo chí rằng Muller là một kẻ gặp may, một kẻ đã hết thời với danh xưng Ramdeuter quá khứ.

HLV tuyển Đức Joachim Loew mô tả cậu học trò cưng: “Mueller cực kỳ nguy hiểm trong vòng cấm địa”. Còn CEO Bayern Karl-Heinz Rummenigge lắc đầu trước mọi đề nghị chuyển nhượng Mueller. “Chúng tôi có bị điên mới để cậu ấy ra đi”, ông nhấn mạnh. Mueller thực sự là biểu tượng của Bayern.

Lý do gì khiến Mueller thành công đến thế dù không hề được đánh giá cao về năng khiếu tự nhiên và phẩm chất kỹ thuật? Câu trả lời, một phần lớn, nằm ở chính biệt danh mà anh tự đặt cho mình. “Raumdeuter” (Kẻ đánh hơi khoảng trống) – Mueller mô tả phong cách của mình như thế.

Nói một cách đơn giản, phong cách Raumdeuter đòi hỏi cầu thủ di chuyển tự do trên hàng công, tìm kiếm và tận dụng khoảng trống của hàng phòng thủ đối phương, ghi bàn và kiến tạo theo kiểu tận dụng sơ hở. “Điều trọng yếu nhất là việc tính toán thời gian giữa cầu thủ thực hiện đường chuyền và cầu thủ di chuyển vào vị trí phù hợp”, Mueller giải thích.

Khoảng trống chính là vũ khí tối thượng của Mueller, cũng giống như cái chân trái là báu vật của Messi vậy. Khả năng đọc trận đấu, chiếm lĩnh những khoảng trống cần thiết, qua mặt các hậu vệ là tài năng đặc biệt mà không nhiều cầu thủ tấn công có được. Nhưng đó là thứ tài năng thường không được đánh giá đúng như kỹ thuật cá nhân hay tốc độ.

Cũng một phần tại Mueller thường tỏ ra ngố ngố hay vụng về. Nhưng chính cái vẻ ngoài “ngây thơ” đó đã giúp anh đánh lừa được những hậu vệ giỏi nhất và càng bổ sung cho năng lực “đánh hơi khoảng trống” của mình. Điều đó tạo nên sự đặc biệt đến mức độc nhất vô nhị của Mueller. Phong cách đó, lối chơi đó chỉ thuộc về một mình đội phó Bayern và tuyển Đức.

Chắc chắn Mueller là một thiên tài bóng đá theo cách riêng của anh, dù không khiến người ta phải mê đắm như Messi, Ronaldo hay Neymar. Đặc biệt, World Cup dường như là sân khấu của riêng anh, nơi anh tỏa sáng rực rỡ nhất. Ở đó, anh là một người khổng lồ thực sự. 10 bàn thắng và 7 đường kiến tạo chỉ sau 13 trận có lẽ là con số trong mơ đối với Messi và Ronaldo, 2 biểu tượng của bóng đá thế kỷ 21.

Trong 3 năm gần đây, tiền đạo người Đức sa sút không phanh. Mùa 2016/17, Mueller chỉ có 9 bàn trên mọi đấu trường, một con số thụt giảm đáng kinh ngạc nếu so với con số 32 bàn ở mùa 2015/16 dưới thời Pep Guardiola.

Mùa giải 2017/18 vừa kết thúc, Mueller có 15 bàn. Dĩ nhiên, những con số không thể phản ánh mọi mặt của vấn đề. Nhưng nếu chiếu vào trường hợp của Mueller, thì nó lại cho thấy tính toàn diện nhất định.

Sự dịch chuyển về mặt triết lý bóng đá cũng là yếu tố khiến Mueller không còn là chính mình. 2010 và 2014 là những thời điểm bóng đá bị ảnh hưởng mạnh bởi triết lý bóng đá nhấn mạnh khả năng sở hữu bóng của Pep Guardiola. Đó là hậu thuẫn lớn giúp Mueller có cơ hội tỏa sáng tại sân chơi World Cup.

Bài viết cùng chuyên mục