Mario Kempes: Đấu sĩ của vũ điệu Tango

Trước khi Diego Maradona trở thành “Vị Chúa” của Argenina, xứ sở Tango từng say đắm trước một số 10 khác, đầy gai góc nhưng chả kém phần lãng mạn, Mario Kempes.

Mario Alberto Kempes, sinh ngày 15.7.1954 trong một gia đình trung lưu tại thị trấn Bell ở Cordoba, một tỉnh lẻ của Argentina.Cha của Kempes, một người từng chơi bóng đá nghiệp dư thời còn trẻ, đã khuyến khích cậu con trai của mình đến với quả bóng năm cậu lên 9 tuổi. Bảy năm sau đó, chàng trai 16 tuổi Mario Kempes đã dẫn đội bóng địa phương của cậu lọt vào vòng đấu giải vô địch cấp vùng của Argentina với tư cách là cầu thủ dội bom hàng đầu của đội. Để có thể phát triển sự nghiệp, Kempes quyết định xin vào đá cho đội trẻ của Boca Juniors, một câu lạc bộ hàng đầu trong làng bóng đá Argentina. Các tuyển trạch viên của Boca Juniors quan sát chàng trai trẻ chơi bóng rồi… từ chối! Gáo nước lạnh đầu tiên dội vào nhiệt huyết của chàng trai trẻ Kempes. Sự nghiệp bóng đá của Mario Kempes được biết đến một cách rộng rãi ở cấp độ… quốc gia trước khi ghi dấu ấn ở trình độ của câu lạc bộ. Đơn giản bởi vì khi còn là một chàng thanh niên chưa đến 18 tuổi, tài nghệ của Kempes đã được các huấn luyện viên ở đội tuyển U.18 Argentina nhận biết và thế là ngày 19.4.1972, Kempes đã có trận đấu đầu tiên trong màu áo tuyển quốc gia U.18 gặp tuyển U.18 của Bồ Đào Nha. Trận đấu diễn ra ở Cannes và Kempes đã ghi một bàn thắng, đóng góp vào chiến thắng 3-1 của đội tuyển U.18 Argentina.

Năm 1970, Kempes gia nhập CLB hạng trung Instituto. Khác với hầu hết tên tuổi ở Argentina, sự nghiệp bóng đá của Mario Kempes được biết đến một cách rộng rãi ở cấp độ… quốc gia trước khi ghi dấu ấn ở trình độ của câu lạc bộ. Đơn giản bởi vì khi còn là một chàng thanh niên chưa đến 18 tuổi, tài nghệ của Kempes đã được các huấn luyện viên ở đội tuyển U-18 Argentina nhận biết. Ngày 19/4/1972, Kempes đã có trận đấu đầu tiên trong màu áo U-18 Argentina (ghi một bàn thắng, đóng góp vào chiến thắng 3-1 trước U-18 Bồ Đào Nha). Với những ấn tượng ban đầu ấy, Kempes không khó để đạt được mục đích cao cả của mình, đó là được triệu tập vào ĐTQG, mở ra một trang mới cho sự nghiệp.

Ông chơi bóng chuyên nghiệp cho Rosario Central và xây dựng được tên tuổi của mình ở đây. Ở vòng chung kết World Cup 1974 ở Đức, khi mới 20, Kempes có mặt trong đội hình Argentina nhưng không ghi được bàn thắng nào. Ông chơi mờ nhạt đến mức mà khi trở về, ông như người vô hình trong mắt giới mộ điệu và không được triệu tập lên tuyển quốc gia nữa. Tuy nhiên, Kempes vẫn có nhiều thành công ở cấp CLB khi được chuyển đến thi đấu ở Tây Ban Nha trong màu áo Valencia. Tại đây, Kempes được thỏa sức tung hoành khi giành liên tiếp hai danh hiệu “Vua phá lưới”.

Đến khi World Cup 1978 diễn ra, Kempes đã có gần 2 năm rời xa đội tuyển. ĐT Argentina được dẫn dắt bởi HLV Cesar Luis Menotti. Vị chiến lược gia có vẻ ngoài khá “dị” này khi đó đặt ra một nguyên tắc bất thành văn… dị không kém: không triệu tập các cầu thủ thi đấu ở nước ngoài. Điều đó trở thành rào cản để Mario Kempes, đang khoác áo Valencia tại Tây Ban Nha, trở về phụng sự Tổ quốc.

Trong tay Menotti khi đó có những cá nhân xuất sắc như thủ thành Ubaldo Filol, trung vệ đội trưởng Daniel Passarella, tiền vệ nhạc trưởng Osvaldo Ardiles và chân sút cự phách Leopoldo Luque. Điều Menotti cần tìm là một “số 10” tài năng có thể hỗ trợ Ardiles và Luque. Diego Maradona khi đó gây được tiếng vang trong màu áo Argentinos Juniors nhưng trước áp lực phải đưa đội tuyển vô địch kỳ World Cup trên sân nhà, Menotti không mạo hiểm gọi Maradona mới 17 tuổi và tái triệu tập Mario Kempes sau 2 năm vắng bóng. Tự phá đi chính nguyên tắc của mình nhưng Menotti không bao giờ phải hối tiếc về điều đó.

Hết vòng đấu bảng thứ nhất, Kempes vẫn chưa có được bàn thắng nào. Kempes chỉ bùng nổ ở những trận đấu vòng trong. Đầu tiên là hai bàn thắng giúp Argentina giành thắng lợi trước các cầu thủ Ba Lan. Tiếp đó là cúp đúp khác giúp cho đội chủ nhà đánh bại Peru với tỷ số đậm đà 6-0. Qua đó đảm bảo một xuất chắc chắn cho Albiceleste lọt vào vòng trong với tư cách đội đầu bảng B và đá trận chung kết với “cơn lốc màu da cam” Hà Lan.

Ngày 25 tháng 6 năm 1978 là một ngày không thể quên trong lòng những người hâm mộ bóng đá Argentina. Đội bóng con cưng của họ đã đánh bại những cầu thủ đến từ đất nước của hoa Tulip với tỷ số 3-1. Và hai trong số ba bàn thắng đó thuộc về tiền đạo Mario Kempes. Lần đầu tiên trong trận đấu, Kempes bắt thủ môn đối phương phải vào lưới nhặt bóng là ở phút thứ 38. Bàn thắng thứ hai thể hiện sức mạnh phi thường và độ rướn đáng nể ở phút thứ 105. Trong cả 2 pha lập công vào lưới Hà Lan ở chung kết World Cup, Kempes đều tận dụng những phẩm chất thượng thừa để một lúc đánh bại 3-4 cầu thủ đối phương trước khi ghi bàn. Chẳng vì thế mà Kempes được người đời xưng tụng là “El Matador” (Đấu sĩ).

Cú đúp trong trận chung kết lịch sử của Kempes tại Buenos Aires đã đưa Albiceleste giành chức vô địch thế giới lần đầu tiên, đồng thời cũng giúp chân sút này giành danh hiệu Vua phá lưới với 6 bàn và Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 1978.

“Chúng tôi đã nỗ lực hết sức để khiến người dân Argentina hạnh phúc, và xét cho cùng, đó là điều quan trọng nhất”, Kempes kết luận.

Ngay sau trận chung kết World Cup 1978, trong khi cả đất nước đang điên cuồng trong niềm sung sướng tột độ thì Kempes lại ra đi trong lặng lẽ. Sau bữa tiệc mừng, nơi mỗi cầu thủ được phép uống vài cốc rượu, hơn một nửa số cầu thủ, trong đó có Kempes, quay trở lại khu tập trung của đội tuyển để thu dọn quần áo. Kempes cất tấm huy chương vàng thế giới cùng với quần áo vào trong chiếc vali rồi lên xe quay trở lại Rosario, nơi có căn nhà của cha mẹ anh ở đó.

Bốn năm sau, ĐT Argentina lên đường tới Tây Ban Nha dự kỳ World Cup tiếp theo với hầu hết những cầu thủ đã từng làm nên chiến thắng lịch sử trên sân nhà năm 1978. Tuy nhiên, họ đã mang về một nỗi thất vọng vô cùng lớn cho các CĐV: bị loại ở vòng hai trong khi Kempes không có được bàn thắng nào cho riêng mình. Sau kỳ World Cup đáng quên đó, chiếc áo số 10 của Kempes đã được truyền lại cho Diego Maradona – người viết tiếp lịch sử cho các vũ công Tango.

Không chỉ nổi tiếng với những bàn thắng quan trọng cho ĐT Argentina, Mario Kempes còn được biết đến như là một trong những cầu thủ chơi fairplay nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. Ông chưa từng một lần phải nhận thẻ phạt, dù chỉ là một chiếc màu vàng.

Nhìn lại sự nghiệp của Mario Kempes, rất nhiều người sẽ nhận ra rằng ông không có khả năng gì quá nổi trội, đặc biệt là về mặt kỹ thuật, so với những tên tuổi thời bấy giờ. Sau 43 trận khoác áo Albicelestes, Kempes ghi 20 bàn, và theo cách ví von của The Sun, thành tích ấy còn kém cả… Peter Crouch (38 trận, 21 bàn).

Phong cách chơi bóng của Kempes không chỉ đơn thuần là một tiền đạo cắm, mà với nền thể lực dồi dào, ông thường xuyên lùi sâu hỗ trợ đồng đội kiến tạo lối chơi và thậm chí di chuyển khắp mặt sân, đặt dấu giày ở mọi điểm nóng. Đó là lý do tại sao Kempes có thể chơi tới 18 trận ở 3 kì World Cup.

Phong cách chơi bóng của Kempes không chỉ đơn thuần là một tiền đạo cắm, mà với nền thể lực dồi dào, ông thường xuyên lùi sâu hỗ trợ đồng đội kiến tạo lối chơi và thậm chí di chuyển khắp mặt sân, đặt dấu giày ở mọi điểm nóng. Đó là lý do tại sao Kempes có thể chơi tới 18 trận ở 3 kì World Cup.

Trở về từ World Cup 1978, ông đã đạt thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp cầu thủ cấp CLB khi đưa Valencia giành cúp C2 năm 1980 và đó cũng là điều cuối cùng ông làm được tại Tây Ban Nha. Ông hổi hương để khoác áo River Plate. Rời khỏi Dòng sông bạc sau một năm thi đấu cho đội này, năm 1982, Kempes một lần nữa quay trở lại Valencia và thi đấu cho đội này tới năm 1984. Nhưng như Kempes đã có lần tự nhận: “Tôi là một người digan”, có lẽ định mệnh đã định trước cho người hùng bóng đá Argentina số phận của một kẻ lãng tử!

Kể từ năm 1984, Kempes bắt đầu lưu lạc qua hàng loạt câu lạc bộ ở châu u, hầu hết đều vô danh. Từ 1984 đến 1986, Kempes chơi cho câu lạc bộ Hercules của Tây Ban Nha, sau đó chuyển sang Câu lạc bộ First Vienna (Áo, 1986-1987), Sankt-Polten (Áo, 1987-1990), Kremser (Áo, 1990-1992). Năm 1992, Kempes tuyên bố treo giày để bước vào sự nghiệp của một huấn luyện viên bóng đá.

Ngay cả trong sự nghiệp cầm quân, Kempes cũng cho thấy chất phiêu lưu của mình khi làm việc từ Tây Ban Nha cho đến Indonesia, rồi đến làm ở các đội bóng ít tên tuổi ở Trung và Nam Mỹ

Bài viết cùng chuyên mục