Mathias Sammer: Libero cuối cùng của bóng đá hiện đại

game bài WIN79

Sau Franz Beckenbauer và Lothar Matthaus, bóng đá Đức tự hào khi có thêm một cầu thủ phòng ngự nữa giành Quả Bóng Vàng – Mathias Sammer. Tuy nhiên, đây là chính là libero đẳng cấp cuối cùng của bóng đá hiện đại.

game bài IwinClub

Matthias Sammer sinh ra ở Dresden (Đông Đức). Ông bắt đầu sự nghiệp là 1 tiền vệ phòng ngự cho CLB Dynamo Dresden và là 1 trong những người đầu tiên chuyển sang Tây Đức khoác áo Stuttgart (vào năm 1990).

game bài Hit Club

Sammer đã từng bị chỉ trích là một kẻ tham tiền bởi quyết định này (lương tăng gấp…30 lần khi chuyển từ Dresden tới Stuttgart) nhưng thực tế, chuyên môn là một nguyên nhân khác khiến cầu thủ này quyết định ra đi. Chỉ trong hai năm thi đấu tại Bundesliga, Sammer đã nổi lên như một trong những cầu thủ hàng đầu của bóng đá Đức, giúp Stuttgart giành Đĩa bạc sau tám năm chờ đợi.

Tuy nhiên, Sammer chỉ trở thành một tượng đài của bóng đá thế giới khi chuyển tới Dortmund hồi năm 1994. Tại đội bóng mới, nhờ khả năng tấn công xuất sắc (từng nổi tiếng với việc ghi bốn bàn chỉ trong sáu trận đầu khoác áo Inter Milan), Sammer được kéo từ một tiền vệ trung tâm xuống thi đấu như một libero.

game bài B52Club

Libero là kỹ năng phòng ngự thuần túy, có xuất phát điểm từ Italia nhưng được người Đức phát triển cực kỳ hiệu quả. Những bậc thầy libero người Đức nổi bật nhất chính là “Hoàng đế bóng đá” Franz Beckenbauer, sau đó đến Lothar Matthaus – khắc tinh một thời của Diego Maradona và Matthias Sammer, đó là những con người chơi cực kì nổi bật gắn liền với vai trò này.

Ở vị trí mới, Sammer đã thích nghi vô cùng ấn tượng, giúp Dortmund giành hai Đĩa bạc liên tiếp (1995 và 1996), vô địch Champions League 1997. Ông Ottmar Hitzfeld, thuyền trưởng của Dortmund khi đó, đã nói rằng Sammer là cầu thủ duy nhất ông biết thi đấu với tư duy của một HLV.

game bài 789Club

Thi đấu với thể lực và khả năng càn lướt tốt, cộng với sự dũng cảm trong thi đấu, Sammer nổi tiếng với những hình ảnh trên mặt còn dính máu những vẫn thi đấu tới “khô cả máu”.

Ngày 12/9/1990, đội tuyển CHDC Đức có trận đấu giao hữu với đội tuyển Bỉ tại Brussell. Đó là trận đấu cuối cùng của đội tuyển này trong lịch sử tồn tại của nó. Bởi bức tường Berlin đã sụp đổ trước đó từ lâu, và ngày thống nhất nước Đức chỉ còn cách đó có 3 tuần nữa. Sau trận đấu này, sẽ chỉ còn một đội tuyển Đức tồn tại.

HLV Eduard Geyer đã cố hết sức để triệu tập những ngôi sao của đội tuyển Đông Đức cho trận đấu đặc biệt này. Nhưng tất cả những gì ông nhận lại chỉ là những lời từ chối. Từ Thomas Doll, Andreas Thorn cho đến Ulf Kirsten. “Tôi chỉ muốn nhóm họ lại để cùng nói lời tạm biệt, có thể là cùng uống với nhau một cốc bia. Nhưng họ không muốn tới” – Geyer buồn bã nhớ lại.

Chỉ có một ngôi sao đáp lại lời của Geyer. Đó là Matthias Sammer . Lúc đó, giống với hầu hết các cầu thủ giỏi của Đông Đức, Sammer đã “chăn ấm nệm êm” ở một CLB Bundesliga ở phía Tây, Stuttgart. Nhưng anh vẫn quyết định cùng đội tuyển sang Bỉ. Trong lần triệu tập ấy, ngoài Sammer ra thì Geyer chỉ có thể gọi những cầu thủ trẻ không kinh nghiệm, chưa có nổi 10 lần khoác áo ĐTQG Đông Đức. Tính cả Sammer, chỉ có tổng cộng 13 người góp mặt. 13, một con số thật thích hợp cho ngày kết thúc số phận của một đội bóng.

Sammer không những góp mặt, mà còn là người đã tỏa sáng tại Brussell. Anh ghi cả 2 bàn trong chiến thắng 2-0 của Đông Đức trước Bỉ.

Đó là một trận đấu phản ánh rõ nét tính cách của Matthias Sammer: Một tay cố chấp và không thích chạy theo đám đông. Nhưng quan trọng hơn, nó đánh dấu bước đầu tiên của một chặng đường sự nghiệp, mà trong đó, cầu thủ này gắn chặt với mọi dấu mốc quan trọng nhất của bóng đá Đức trong hơn 20 năm sau đó.

Kể từ khi đá libero, vị thế của Sammer tại đội tuyển Đức cũng được cải thiện rõ rệt, nhất là khi Matthaeus bị loại khỏi ĐTQG do vô kỷ luật. Với kỹ thuật và tư duy ngang ngửa Matthaeus, Sammer hoàn toàn khỏa lấp vị trí đàn anh để lại. EURO 1996 là 1 trong những giải đấu đáng nhớ của ĐT Đức bởi họ đã thiết lập thế thống trị châu Âu với chức vô địch lần thứ 3. Nhắc tới thành công của ĐT Đức trên đất Anh, có thể kể ra những cái tên nổi bật như Andreas Kopke, Dieter Elits, Andreas Moller, Oliver Bierhoff hay thủ quân Jurgen Klinsmann,… Tuy nhiên, người hùng của “cỗ xe tăng” ở giải đấu này lại là Matthias Sammer, người được ví là truyền nhân của “Hoàng đế” Franz Beckenbauer.

Vì vai trò đặc biệt ấy, người đá libero cần các phẩm chất đặc biệt về thể lực, kỹ thuật, khả năng đọc trận đấu và tố chất thủ lĩnh. “Hoàng đế” Franz Beckenbeuer được thừa nhận rộng rãi là libero xuất chúng nhất lịch sử. Mãi sau này, tới VCK EURO 1996, ông mới tìm được truyền nhân thực thụ. Đó là Matthias Sammer, người được coi là libero cuối cùng của bóng đá thế giới.

Ở tuổi 29, Sammer là 1 trong những cầu thủ dày dạn kinh nghiệm trận mạc nhất của ĐT Đức. Và ông đã không khiến HLV Berti Vogts thất vọng khi thể hiện cực kì xuất sắc vai trò của một libero. Nhờ tầm ảnh hưởng và tư chất thủ lĩnh của Sammer, Mannschaft đã dễ dàng vượt qua vòng bảng EURO 1996 mà không để lọt lưới bàn thua nào. Trong 3 trận vòng bảng, Sammer đã đóng góp 1 bàn thắng, đó là pha lập công mở tỷ số ở trận gặp Nga.

Trong trận tứ kết EURO 1996 với Croatia, Sammer đã cho thấy sự xuất sắc của mình khi kiếm được một quả penalty và ghi bàn quyết định, mang vé vào bán kết về cho “Die Mannschaft”. Đặc biệt, trái ngược với Matthaeus thường xuyên gây lục đục nội bộ, Sammer tuy không mang băng đội trưởng nhưng lại là một thủ lĩnh đích thực. Trong trận chung kết, nhờ sự dẫn dắt của Sammer, Đức tuy bị Czech dẫn trước nhưng vẫn kiên cường đáp trả, lội ngược dòng thành công.

Ở trận bán kết gặp chủ nhà Anh, Matthias Sammer vẫn là 1 trong những nhân tố chơi nổi bật nhất. Ông giúp Đức cầm hòa Anh 1-1 trong 120 phút và sau đó xe tăng Đức đã thắng với tỷ số 6-5 trên loạt đấu súng cân não. Sau đó, HLV của đội tuyển Anh, ông Terry Venables đã phải thừa nhận “Matthias Sammer đã làm những điều phi thường. Cậu ta đã chấm dứt giấc mơ của chúng tôi.”

Khác với EURO 1992 và World Cup 1994, Sammer đã có cái kết hoàn hảo ở EURO 1996 khi cùng ĐT Đức tạo nên màn ngược dòng đầy cảm xúc trước CH Séc trong trận chung kết. Người hùng của Mannschaft khi đó là “siêu dự bị” Olivier Bierhoff, người đã ghi 2 bàn thắng sau khi vào sân từ băng ghế dự bị. Đội trưởng ở EURO 1996 của Đức là Jurgen Klinsmann. Nhưng thủ lĩnh về lối chơi và tinh thần lại chính là Sammer. Ông đã được UEFA bình chọn là ngôi sao xuất sắc nhất EURO 1996.

Chức vô địch EURO 1996 là vết son cuối cùng trong sự nghiệp quốc tế của Matthias Sammer bởi sau khi cùng Dortmund giành chức vô địch Champions League 1997, ông đã dính chấn thương gối khá nặng và phải nói lời giã từ sự nghiệp sân cỏ vào năm 1998. Kể từ đó tới nay, khái niệm libero trong bóng đá cũng biến mất.

Sammer là mẫu cầu thủ sinh ra để làm thủ lĩnh, khi thi đấu bên cạnh Sammer, một nghệ sỹ lười biếng như A.Moeller cũng sẽ biến thành một chiến binh”. Mọi đội bóng có Sammer đều sẽ chiến đấu đến những giây phút cuối cùng, đến hơi thở cuối cùng.

game bài Go88

Bài viết cùng chuyên mục